Sau gần 1 năm hoạt động, Apple chính thức hợp nhất theo sự dẫn dắt của Markkula. Sau đó, một người đàn ông không thuộc công ty là Michael Scott được Markkula bổ nhiệm làm chủ tịch kiêm CEO Apple vì cho rằng Jobs bây giờ còn quá non trẻ và chưa đủ sức lãnh đạo công ty.
Cũng trong năm 1977, Wozniak lại tạo ra thêm cổ máy Apple II và biến nó thành “tâm bão” trong giới công nghệ đương thời.
Ra mắt cùng Apple II, ứng dụng bảng tính “chuyên nghiệp” là VisiCalc cũng đã “góp gió” vào thành công của thiết bị này và làm thúc đẩy nó đến gần hơn với khách hàng doanh nghiệp.
Bước sang năm 2 “tuổi”, Apple đã chính thức có một văn phòng riêng cho mình. Đó cũng chính là nơi làm việc của các nhân viên và đặt dây chuyền sản xuất Apple II. Ngoài ra, khoảng thời gian này cũng là giai đoạn khá căng thẳng đối với các cấp dưới vì phải thường xuyên tiếp xúc với Jobs, một người nổi tiếng là khó tính.
Năm 1979, các kỹ sư Apple được viếng thăm những ngôi trường thuộc hệ thống Xerox PARC lừng danh thế giới với sứ mệnh tìm kiếm thêm cổ đông cho công ty. Họ dự định bán ra 100.000 cổ phiếu với giá chỉ 10 USD mỗi cổ phiếu.
Apple đã viết tiếp lịch sử của mình bằng việc công bố Apple III vào năm 1980. Mặc dù chiếc máy được bán ra nhằm cạnh tranh với những thiết bị đến từ IBM hay Microsoft nhưng nó cũng chỉ được xem là phương án tạm thời. Xerox PARC cùng Jobs lúc bấy giờ đã nhận ra nên đổi khác đi!
Cuối cùng, Xerox PARC đã thuyết phục Jobs rằng tương lai của máy tính chính là những đồ hoạ về giao diện người dùng (GUI), thứ mà chúng ta vẫn sử dụng đến ngày nay.
Ngay sau đó, dự án Apple Macintosh (ngày nay còn gọi là Mac) đã được khởi động và mở ra kỉ nguyên mới cho máy tính cá nhân với giao diện đồ hoạ trực quan, dù bấy giờ nó chỉ có màu trắng và đen. Sản phẩm đầu tiên của dự án này ra mắt vào năm 1983, cùng với lúc Apple giới thiệu vị CEO danh dự là John Sculley.