Malware Analysis
Trong thời kỳ công nghệ ngày càng phát triển như hiện nay, Android đã trở thành một mục tiêu quan trọng cho các tin tặc. Với sự phổ biến và đa dạng của nền tảng này trên thị trường thiết bị di động, Android thu hút sự chú ý của những kẻ muốn thực hiện các cuộc tấn công và lừa đảo trực tuyến.
Tính phổ biến của Android, từ điện thoại thông minh đến máy tính bảng và nhiều thiết bị thông minh khác, cung cấp một môi trường đa dạng cho các tin tặc để triển khai các chiến lược tấn công. Các phần mềm độc hại được thiết kế để tận dụng các lỗ hổng bảo mật trong hệ thống Android hoặc để lừa dối người dùng tải xuống và cài đặt từ các nguồn không đáng tin cậy.
Ở bài viết này tôi sẽ đề cập đến malware (phần mềm độc hại) trên Android.
1. Dấu hiệu nhận biết thiết bị (android) bị nhiễm malware:
- Nhanh hết pin: Các phần mềm độc hại chạy ngầm trên hệ thống -> tiêu hao dung lượng pin -> tụt pin nhanh hơn mức bình thường.
- Hoạt động chậm.
- Ứng dụng trên android thường xuyên bị đứng.
- Dữ liệu di động 3G/4G tăng nhanh.
- Xuất hiện thông báo nâng cấp phần mềm và diệt vius.
- Xuất hiện cửa sổ Pop-up ở khắp mọi nơi.
- Ứng dụng lạ tự động cài đặt và cập nhật.
2. Vì sao android là mục tiêu dễ bị tấn công?
Cách đơn giản nhất để malware tiếp cận với mục tiêu là lừa người dùng truy cập vào các trang web độc hại, cài đặt các ứng dụng từ các nguồn không đáng tin cậy hoặc bằng cách gửi tin nhắn hoặc email gắn liên kết độc hại.
Thiết bị android có tính phổ biến và sự phổ cập rộng. Người dùng nền tảng này thuộc mọi lứa tuổi do đó tiếp cận và thực hiện mục đích xấu trên là dễ dàng, mang tính khả thi cao.
Ngoài ra sự đa dạng thiết bị và phiên bản phần mềm cũng là nguyên nhân để android trở thành miếng mồi ngon của tin tặc: Hệ điều hành Android chạy trên nhiều loại thiết bị từ nhiều nhà sản xuất khác nhau, và có nhiều phiên bản phần mềm khác nhau. Điều này tạo ra sự đa dạng và phức tạp trong việc duy trì bảo mật cho mọi thiết bị.
3. Cách phòng tránh và khắc phục
- Chặn tải những ứng dụng không rõ nguồn gốc.
- Không vào các trang web không an toàn.
- Sử dụng các ứng dụng đã được kiểm duyệt.
- Xáo những ứng dụng lạ xuất hiện trong thiết bị.
- Tải phần mềm diệt virus.
Bài viết trên chia sẻ kiến thức cơ bản về malware trên Android, hi vọng nó hữu ích với các bạn.
Cảm ơn và hẹn gặp lại.
(dt97_Malware_Analysis)