Cấu hình Openfire trên CentOS 6.5

1512

Hiện nay, do nhu cầu giao tiếp ngày một tăng cao, thì chat đang là một phương thức giao tiếp phổ biến, chat không chỉ thuận lợi trong việc giao tiếp cho cá nhân, mà còn là cách để  doanh nghiệp trao đổi và marketting sản phẩm đến khách hàng .

Đang tải

Nhưng điểm bất lợi của việc chat là ở :

  • Nhân viên tiêu tốn thời gian không nhỏ vào chat, làm giảm năng suất lao động
  • Sự rỏ rỉ thông tin sản phẩm thông qua các phương thức chat này nếu không được kiểm soát chặt chẽ

Để khác phục vấn đề trên Adminvietnam xin khuyến nghị sử dụng hệ thống Openfire  & Spark client .

  • OpenFire  là  hệ  thống liên lạc  thời  gian  thực  sử  dụng  giao thức  phổ  biến dành cho chat nhóm và IM là XMPP (Hay còn gọi là Jabber). Quá trình cài đặt và quản trị OpenFire là rất dễ dàng, nhưng luôn đảm bảo khía cạnh an toàn cao nhất và hiệu năng tối ưu. Với hệ thống  này, sẽ  không  bị  phụ  thuộc  vào  các  bên  cung  cấp  thứ  3  như Yahoo  Messenger,  MSN  Messenger,  Google  Talk,…  mà  có  hệ  thống  riêng  của  mình, trong khi vẫn sử dụng thêm được các dịch vụ trên. Điều này giúp thực thi các chính sách an toàn thông tin được triệt để và tối ưu hơn. Ngoài ra còn đáp ứng được các vấn đề về kiểm soát thông tin.
  •  Kiến trúc của OpenFire
    o  Giấy phép miễn phí
    o  Nhiều plugin sẵn có và chúng ta có thể phát triển plugin riêng
    o  Không phụ thuộc hệ điều hành: Chạy trên Windows, Linux, MacOSX,…
    o  Hỗ trợ rất nhiều dạng Cơ sở dữ liệu: MySQL, Oracle, MS SQL Server,…
    o  Tích hợp với LDAP hoặc Active Directory
    o  IM Gateway: cung cấp miễn phí kết nối đến Yahoo IM, MSN Messenger, Gtalk,… giúp kết nối nhiều client trên một giao diện, quản lý tập trung, giám sát và thanh lọc nội dung
    o  Khả mở và hiệu năng hoạt động cao
    o  Hỗ trợ các tính năng chuẩn khác của một hệ thống liên lạc thời gian thực

Hôm nay Adminvietnam xin hướng dẫn các bạn cấu hình server chat sử dụng Openfire trên môi trường CentOS và Spark client trên windows .

Chuẩn bị

  • Máy CentOS – Openfire Server
  • Máy XP,7 – Spark Client

Cài đặt Openfire

# yum install java glibc -y
# wget http://download.igniterealtime.org/openfire/openfire-3.10.2-1.i386.rpm 
# rpm -ivh openfire-3.10.2-1.i386.rpm

Tắt Selinux

# vi /etc/selinux/config
SELINUX=disabled

Tắt Iptables

# service iptables stop
# chkconfig iptables off

 

Cấu hình Openfire

Chúng ta phải cấu hình Openfire trên giao diện web . Mặc định Openfire chạy trên port 9090, để cấu hình ta bật web browser tại thanh địa chỉ nhập địa chỉ IP và port . Trong ví dụ này máy mình có địa chỉ IP là 192.168.2.123. http://192.168.2.123:9090

Đang tảiLựa chọn ngôn ngữ và click Continue , ở đây mình chọn English

Cấu hình DomainAdmin console port
Đang tảiOpenfire sẻ hỏi bạn về các kết nối cơ sở dữ liệu (CSDL) để sử dụng. Openfire có thể hổ trợ với một số các CSDL : MYSQL , PostgreSQL , Oracle , Microsoft SQL Server, và IBM DB2 . Bạn cũng có thể sử dụng CSDL được nhúng của Openfire được cung cấp bởi HSQLDB . Ở đây mình chọn Embedded Database

Đang tải

Openfire yêu cầu chọn hệ thống users và group , mình chọn Default để lưu user và group trong CSDL
Đang tải

Cuối cùng Openfire sẽ niêm phong các cấu hình và yêu cầu đặt mật khẩu cho admin user
Đang tải

Sau khi đã cấu hình xong click vào nút Login to the Admin console để đăng nhập vào trang quản lý với user admin
Đang tải
Như vậy chúng ta đã cấu hình xong phần server , để người dùng có thể sử dụng ta phải cài phần mềm Spark lên các máy client .

Tải Spark cho windows tại đây

Sau khi cài đặt bạn có thể cho người dùng tự đăng kí bằng cách chọn nút  Accout , một bảng mới hiện ra .Người dùng sẽ nhập thông tin tài khoảng của họ vào bảng này , phần Server nhập vào địa chỉ IP Openfire server của bạn
Đang tảiNgười quản trị cũng có thể tạo tài khoản người dùng mới , và thêm các nhóm người dùng

Để thêm người dùng ta chọn tab Users/Groups -> Create New User
Đang tải
Tạo Group và thêm người dùng ta chọn tab Users/Groups -> Groups ->Create New GrouĐang tải Thêm Users vào Groups , sau khi bấm Create Group kéo xuống sẽ thấy bảng Member Of this Group
Đang tải
Như vậy là chúng ta đã cấu hình xong hệ thống Openfire & Spark và sử dụng được những tính năng cơ bản . Trong các bài viết sau , Adminvietnam sẽ hướng dẫn các bạn đi sâu hơn vào phần quản trị hệ thống Openfire . Chúc các bạn thành công

LuanPM-Adminvietnam.org

Chia sẻ