Apache hay là chương trình máy chủ HTTP là một chương trình dành cho máy chủ đối thoại qua giao thức HTTP. Apache chạy trên các hệ điều hành tương tự như Unix, Microsoft Windows, Novell Netware và các hệ điều hành khác. Apache đóng một vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của mạng web thế giới (tiếng Anh: World Wide Web).

Khi được phát hành lần đầu, Apache là chương trình máy chủ mã nguồn mở duy nhất có khả năng cạnh tranh với chương trình máy chủ tương tự của Netscape Communications Corporation mà ngày nay được biết đến qua tên thương mại Sun Java System Web Server. Từ đó trở đi, Apache đã không ngừng tiến triển và trở thành một phần mềm có sức cạnh tranh mạnh so với các chương trình máy chủ khác về mặt hiệu suất và tính năng phong phú. Từ tháng 4 năm 1996, Apache trở thành một chương trình máy chủ HTTP thông dụng nhất. Hơn nữa, Apache thường được dùng để so sánh với các phần mềm khác có chức năng tương tự. Tính đến tháng 1 năm 2007 thì Apache chiếm đến 60% thị trường các chương trình phân phối trang web.

Apache được phát triển và duy trì bởi một cộng đồng mã nguồn mở dưới sự bảo trợ của Apache Software Foundation. Apache được phát hành với giấy phép Apache License và là một phần mềm tự do và miễn phí.

(Nguồn: Wikipedia)

Hệ thống của chúng ta gồm một máy CentOS 6.5 đã tắt SELinux.

Cài đặt Apache:

[root@Server ~]# yum install httpd

Sau khi cài xong, dùng web browser truy cập vào Server bằng địa chỉ IP, kết quả như sau:

CaptureNội dung trang web của Apache mặc định được đặt là /var/www/html . Bạn có thể thay đổi thư mục này tại file cấu hình /etc/httpd/conf/httpd.conf 

Nếu thư mục gốc của website không có file index (index.htm, index.html, v.v.) thì Apache sẽ trả về trang mặc định tại đường dẫn /etc/httpd/conf.d/welcome.conf . Bạn nên xóa file này đi. Đôi khi file default error page cũng gây phiền toái, nó cũng nên bị xóa: /var/www/error/noindex.html

Ta thử tạo file index.html để kiểm tra:

[root@Server ~]# echo "AdminVietnam" > /var/www/html/index.html
Kiểm tra
Kiểm tra

Thay đổi cấu hình Apache:

[root@Server ~]# vi /etc/httpd/conf/httpd.conf

Có một vài thông số cần lưu ý:

  • Listen: Cổng mà apache sẽ chạy.
  • ServerTokens: Thông tin về server, sẽ được trả về cho client, bạn nên chuyển OS về Prod để giới hạn tối đa lượng thông tin.
  • KeepAlive: Bật/tắt tính năng KeepAlive.
  • Timeout
  • User/Group: Cho apache biết nó sẽ chạy dưới quyền hạn của người dùng nào.
  • DocumentRoot: Định nghĩa đường dẫn tới thư mục gốc của website.
  • ServerSignature: Nên chuyển về Off
  • AllowOverride: Chuyển thành All để cho phép ghi đè cấu hình bằng .htaccess

Đào Xuân Hưng – AdminVietnam.org